Nuôi cá đặc sản nước lạnh tại Bắc Giang

Nuôi cá đặc sản nước lạnh tại Bắc Giang

11, August, 2016
Cá tầm, một loài cá đặc sản chỉ sống được ở những vùng nước lạnh( Đà Lạt, Sa Pa…) Nhưng hiện nay, loài cá này đã xuất hiện ở hồ Cấm Sơn, một vùng nước nóng ở huyện Sơn Động, Bắc Giang. Sau 2 năm nuôi thử nghiệm, lứa cá tầm thương phẩm đầu tiên đã được xuất bán. Đây là bước thành công đầu tiên tạo tiền đề cho việc nghiên cứu cá tầm sinh sản nhân tạo tại Cấm Sơn, nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp để sản xuất giống và cung cấp cho địa bàn các tỉnh miền Bắc.

 

 

Niềm vui mới hồ Cấm Sơn

Hồ Cấm Sơn rộng khoảng 3.000 ha, nằm trên độ cao trên 300m so với mực nước biển. Theo nghiên cứu của Sở NN&PTNT Bắc Giang, điều kiện tự nhiên ở đây thích hợp và thuận lợi để nuôi cá tầm: môi trường nước sâu, sạch, lượng oxy hòa tan 06g/ml, pH 6-7, chỉ tiêu vi sinh của nước phù hợp với khảnăng sinh trưởng của cá tầm. 

Khu lồng bè nuôi cá tầm tại hồ Cấm Sơn

Công ty cá tầm Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Giống thuỷ sản cấp 1 Bắc Giang xây dựng 30 bể cá ương cá, và 6 hồ lớn trên tổng diện tích mặt nước khoảng 5.000 m2, với tổng vốn đầu tư 7 tỷ đồng trong 5 năm.

Ông Bùi Thanh Vân là một trong những chủ cơ sở đầu tiên nuôi cá tầm ở hồ Cấm Sơn. Ông Vân cho biết nhiệt độ ở hồ Cấm Sơn dao động từ 18-26 oC, thích hợp cho cá tầm phát triển. Theo tính toán của ông, để nuôi được 1kg cá tầm thương phẩm cần sử dụng 2kg cám. Giá cám khoảng 35 đến 40 nghìn đồng/kg. Hiện tại, giá cá tầm khoảng 200 nghìn một kg. Sau khi hạch toán trừ chi phí sản xuất, mỗi tấn cá thương phẩm cho thu lãi khoảng 100 triệu đồng.

“Chúng tôiđã xuất bán khoảng 6 tấn cá. Một con cá tầm giống kích cỡ khoảng 25cm thì có giá khoảng 35 nghìn đồng.Với cá thương phẩm, trừ đi chi phí, thì lợi nhuận cũng rất cao.”- Ông Vân nói.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hai đơn vị nuôi cá tầm. Mỗi vụ cung cấp khoảng 50 tấn cá thương phẩm với trọng lượng bình quân trên 3kg một con. Hiện tại, các đơn vị nuôi cá tầm này còn khoảng 2 tấn cá thương phẩm chưa xuất bán, trên 10 vạn con cá bột, hơn 10 nghìn con giống đang nuôi thương phẩm kích cỡ 35cm, và khoảng 200 con cá bố mẹtrọng lượng khoảng 7kg/con.

Ương giống gặp khó khăn

Tuy nhiên, việc nuôi cá tầm ở hồ Cấm Sơn, Bắc Giang đang gặp phải khó khăn trong giai đoạnương giống. Do cá tầm bố mẹ nuôi tại đây chưa đến thời kỳ sinh sản nên nguồn con giống tại những cơ sở nuôi phải phụ thuộc vào nguồn trứng cá giống từ nước ngoài. Cá giống chưa thích nghi tốt với môi trường sinh thái ở Cấm Sơn nên tỷ lệ sống của cá ở giai đoạn này chỉ đạt khoảng 70%. Bên cạnh nguyên nhân về chất lượng con giống, thời vụ thả giống, các kỹ sư ởTrung tâm Giống thủy sản cấp I Bắc Giang lo ngại rằng cá chết còn do nguồn nước hồ bị ô nhiễm.

Kỹ sư Nguyễn Văn Khải, GĐ công ty cá tầm Bắc Giang,Trung tâm Giống Thủy sản 1 Bắc Giang cho biết: “Vấn đề chính là do nước hồ bị ô nhiễm. Thứ nhất là do đang ở mùa nước thối. Thứ hai là vì nguồn nước là nước nông nghiệp, mình không lấy được tự do. Ví dụ một ngày mình cần sửdụng 100 khối nhưng chỉ lấy được 50 khối, 30 khối thôi nên không đủ nguồn nước nên ao hồ rất bẩn.”

Hiện tại, do Trung tâm sử dụng nguồn nước từ hệ thống kênh thủy lợi của địa phương nên không kiểm soát được chất lượng nước trong quá trình nuôi. Khi nguồn nước bị ô nhiễm thì sẽ gây ảnh hưởng tới cá giống, và hiện tượng này càng thường xuyên thì sẽ làm thiệt hại tới sản lượng và chất lượng cá thương phẩm.

Theo ông Khải, hiện tượng nguồn trứng nhập ngoại kém chất lượng thì có thể khắc phục. Nhưng hiện tượng nguồn nước ô nhiễm nếu không được xử lý kịp thời thì khó có thể phát triển trung tâm giống cá tầm ở đây.

Trước thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại khu vực sản xuất cá giống của Trung tâm Thủy sản 1, Sở NN&PTNT Bắc Giang đã có công văn đến các Chi cục Thủy lợi, phòng Nông nghiệp các huyện liên quan, yêu cầu các bên xây dựng quy ước sản xuất đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

Theo đó, Trung tâm Giống được sử dụng nguồn nước theo yêu cầu nhưng phải ký cam kết nguồn nước thải sau nuôi cá phảiđảm bảo đúng tiêu chuẩn nước cột B-phục vụ tưới tiêu nông nghiệp.

Trong khi chờ đợi các bên liên quan xửlý triệt để nguồn ô nhiễm, Trung tâm đã khắc phục tạm thời bằng cách lắng đọng, xử lý nguồn nước trước khi đưa vào bể ương. Do kịp thời ứng biến xử lý nên tỉlệ cá chết cũng giảm 70% so với trước. Ông Khải cũng khẳng định những con qua giai đoạn 3 tháng tuổi đã không còn chết, phát triển bình thường và có thể nuôi thương phẩm.

Hướng đến tự sản xuất giống

Hiện tại, Sở NN&PTNT ra quyết địnhđào tạo nghề nuôi cá tầm nước lạnh. Và Trung tâm Giống Thủy sản cấp 1 sẽ là đầu mối chuyển giao kỹ thuật nuôi cá tầm đến những đơn vị có nhu cầu nuôi. Sở sẽtrực tiếp khảo sát thêm những vùng có điều kiện tự nhiện thích hợp để nuôi cá tầm và thúc đẩy việc tự sản xuất giống tại địa bàn:

“Chúng tôi đang tiếp tục mở rộng diện tích nuôi, nghiên cứu những hồ trên địa bàn có điều kiện tự nhiên phù hợp nuôi cá tầm, phối hợp với các ban ngành đểlàm sao sản xuất được giống cá tầm, phục vụ cho sản xuất thuận lợi.” Ông Nguyễn Văn Khái, GĐ Sở NN&PTNT Bắc Giang cho biết.

Từ năm 2010, Trung tâm Giống thủy sản cấp 1 Bắc Giang đã nhập 3 giống cá tầm: tầm Nga, cá tầm Sterlett và tầm Siberian với kích cỡ từ 40 - 70 g/con về nuôi thử nghiệm. Sau 1 năm nuôi, tỷ lệsống của cá đạt từ 80%, trọng lượng trung bình của khoảng 2,5 kg/con.

Nhằm chuẩn bị cho công tác sản xuất giống và lấy trứng, Trung tâm tiếp tục nhập thêm 1.400 con cá tầm Siberia cỡ 1 kg/con và 46 con cá tầm bố mẹ hậu bị trọng lượng trung bình 6,7 kg/con.

Việc nuôi thành công cá tầm đã mở ra triển vọng mới cho phát triển ngành thủy sản nước lạnh của Bắc Giang. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình nuôi cá tầm, cần tập trung nghiên cứu sản xuất thứcăn và cho sinh sản nhân tạo cá tầm để giải quyết nguồn con giống tại chỗ, hạgiá thành sản xuất.

Cùng với đó là xác định vùng quy hoạch cá nước lạnh nhằm định hướng phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, tránh phát triển tràn lan gâyảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và môi trường sinh thái; từ đó, đẩy mạnh các hoạt động khuyến ngư, giúp cho các đơn vị, cá nhân nắm bắt đầy đủ kỹ thuật nuôi trồng đối tượng cá đặc sản này.

Mạnh Hùng (Theo vtc16.vn)